Những
năm qua, thất nghiệp là vấn đề toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Nam
Âu còn cao hơn VN nhiều lần. Trong bối cảnh đó, VN cũng là một nước bị ảnh hưởng,
đó là yếu tố chung về sinh viên đại học thất nghiệp nhiều.
Còn
xét riêng, thì cũng có những yếu tố chủ quan của VN, đó là sự yếu về năng lực
làm việc. Ngay ở trường chúng tôi chẳng hạn, khi muốn tuyển dụng nhân sự ở
trình độ trung cấp một chút cũng không tuyển đủ được. Nghĩa là đâu đó, cái việc
thiếu thì vẫn thiếu, và thừa thì vẫn thừa. Chúng ta thiếu những lao động có kỹ
năng, lao động trình độ cao, nhưng lại thừa lao động đơn giản.
Chính
tình trạng thừa đó gây ra thu nhập không cao, năng suất lao động thấp. Khi tuyển
bảo vệ, kế toán… thì rất nhiều người nộp đơn, nhưng khi tuyển những vị trí cao
cấp thì không có, trong khi đó mới là những vị trí tạo ra năng suất lao động
cao, thu nhập cao.
Đương
nhiên trong chuyện này có một phần lỗi của hệ thống GD lệch lạc, những chỗ cần
nhiều người thì đào tạo ít, những chỗ cần ít người thì lại đào tạo làm bằng đại học nhiều.
Như
vậy là chúng ta thiếu một sự định hướng trong giáo dục?
Thực
ra là không cần định hướng, không cần phải bảo hãy học kỹ thuật đi, học ngành
A, B, C, D đi. Mọi người cứ nghĩ đó là vấn đề định hướng nhưng về bản chất nó
là vấn đề thông tin. Người dân nói chung chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin để
quyết định được.
Đó
là những thông tin như có bao nhiêu doanh nghiệp, tỷ lệ người lao động làm
trong các lĩnh vực ra sao, tên công việc là gì. Thống kê ra các đầu công việc
trong xã hội đang có và thu nhập trung bình tương ứng là bao nhiêu, biến động
trong những năm vừa qua…
Vừa
rồi báo chí đưa tin, Bộ trưởng LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, khi trả lời chất
vấn trước Quốc hội đã cho rằng, cất bằng đại học làm công nhân thì cũng là công
việc làm bằng đại học, lao động nào cũng là vinh quang. Ông nghĩ sao về điều này?
Theo
tôi nhận định này có mặt đúng và có mặt chưa đúng. Ở châu Âu cũng có những
tranh cãi về việc tiến sĩ giấu bằng đi để đi làm những công việc bình thường, bởi
quy định bằng cao không được trả lương thấp. Nghĩa là nói về chuyện cung cầu của
xã hội thì nhận định đó là đúng.
Nhưng
mặt khác, ở đây có một sự lãng phí trong xã hội. Ví dụ có thời điểm ở VN mọi
người đổ xô đi học ngân hàng trong khi đó nghiệp vụ đa phần mọi người làm trong
ngành này chỉ cần học 6 tháng – 1 năm, ví dụ làm giao dịch viên. Nhưng các ngân
hàng lại tuyển vào những vị trí ấy cả bằng đại học giỏi, xuất sắc nhất, kể cả
thạc sĩ… Nguồn lực xã hội bị lãng phí, mặc dù xét về luật cung cầu thì không có
vấn đề.
Nhân
lực là một nguồn lực quan trọng lại không được dành cho những việc quan trọng
thì sẽ gây ra chậm tiến. Hệ quả tất yếu trong xã hội là những việc khó khăn hơn
không có người làm hoặc làm không đáp ứng đủ yêu cầu, thì xã hội khó phát triển.
Vậy
ở đây có hiện tượng đôi khi ngay chính những người sử dụng lao động cũng không
biết nhu cầu của mình đến đâu, đòi hỏi không đúng năng lực cần thiết cho công
việc mà họ tuyển dụng?
Thực
ra điều đó có lẽ phổ biến hơn trong các cơ quan nhà nước thôi. Chứ các DN tư
nhân tôi từng tiếp xúc, họ tỉnh táo lắm, vì đây là quyền lợi sát sườn của họ.
Nhiều DN họ nói rõ luôn, tôi chỉ tuyển cao đẳng, hoặc không tuyển trường “VIP”,
bởi họ thừa hiểu nếu tuyển cử nhân, những bằng giỏi, xuất sắc vào làm những
công việc bình thường, họ sẽ chán, bỏ đi sau khi DN đã mất công đào tạo. Tôi
cho rằng đó là dấu hiệu tích cực khi DN sàng lọc ngay từ đầu.