Luật Giáo dục đại học 2012 đã quy định về phân tầng giáo dục đại học (GDĐH), trong đó các cơ sở GDĐH định hướng ứng dụng sẽ trở thành một thành tố quan trọng trong hệ thống GDĐH. Hiện nay, mặc dù chưa có cơ sở GDĐH nào chính thức tuyên bố phát triển theo định hướng ứng dụng, nhưng phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp (POHE) đã và đang là mối quan tâm của nhiều cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, POHE qua góc nhìn của đại học ngoài công lập.
Dự án POHE 2 xin trích dẫn một số nội dung phỏng vấn bà Nguyễn Thị Chim Lang – Hiệu trưởng trường ĐH Vũng Tàu và ông Lê Trường Tùng – Hiệu trưởng trường ĐH FPT về quan điểm phát triển chương trình POHE ở Việt Nam.
Đào tạo đại học: Thiếu cả thầy lẫn thợ
POHE qua góc nhìn của đại học ngoài công lập

Lâu nay xã hội vẫn dùng cụm từ “thừa thầy thiếu thợ” để chỉ tình trạng nặng về đào tạo lý thuyết, hàn lâm và chưa coi trọng đúng mức đào tạo thực hành dẫn tới sản phẩm đào tạo (sinh viên tốt nghiệp) không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Thực trạng đó được minh chứng qua tỷ lệ có tới 50% tốt nghiệp khi đi làm đều phải đào tạo lam bang dai hoc gia re lại (Nguồn: Sách trắng 2014 của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam). Con số đó chứng minh thực tế rằng đào tạo đại học của Việt Nam đang thiếu cả thầy (chuyên gia về một chuyên môn nào đó) và thiếu cả thợ (thành thạo về một nghề nào đó). Theo ông Lê Trường Tùng, hầu hết trường đại học hiện nay vẫn là sản phẩm của xã hội công nghiệp. Các quan điểm về xây dựng chương trình, năng lực yêu cầu đối với giảng viên, tổ chức quá trình đào tạo… vẫn dựa trên mô hình trường đại học truyền thống, tức đào tạo những gì nhà trường sẵn có chứ không phải những gì mà nền kinh tế - xã hội tri thức đang cần tới.
Trong những năm gần đây, với chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu của xã hội”, các trường đại học nói chung và trường đại học ngoài công lập nói riêng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Nếu như trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu ngay từ khi thành lập đã gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học với những nhu cầu và lợi thế so sánh của địa phương, thì trường ĐH FPT – với đặc điểm là một trường đại học trực thuộc Tập đoàn FPT – lại theo đuổi triết lý: đã đào tạo là phải hình thành năng lực làm việc thực sự để người học sau khi ra trường có thể làm việc được ngay, tạo việc lam bang dai hoc gia re cho bản thân và cho mọi người. Những quan điểm này rất phù hợp với những triết lý đào tạo của POHE.
POHE – xu hướng đổi mới tất yếu của các trường đại học ngoài công lập
Ông Lê Trường Tùng là người đã từng chứng kiến những bước phát triển đầu tiên của chương trình POHE từ Hội thảo “Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp tại Việt Nam”(Hạ Long tháng 8/2008). Đúng 6 năm sau, khi tham gia Hội nghị “Báo cáo kết quả triển khai chương trình POHE tại Việt Nam” (Nha Trang, tháng 8/2013), Ông đã thực sự vui mừng trước những thành quả của chương trình POHE. Đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng đã không chỉ dừng lại ở những dòng Nghị quyết mà đã và đang trở thành hiện thực, và trường ĐH FPT thêm yên tâm khi đang đi đúng định hướng. Đây cũng là cảm nhận của bà Nguyễn Thị Chim Lang khi tham gia Hội nghị. Bà thực sự tin tưởng rằng, những nỗ lực trong suốt 8 năm qua của nhà trường trong hợp tác với doanh nghiệp, phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng… là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn.
Cả hai vị lãnh đạo cũng chung quan điểm rằng, cần nhân rộng hơn nữa mô hình đào tạo POHE trong 70-80% các cơ sở GDĐH. Đặc biệt, đối với các trường đại học ngoài công lập, khi vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố mang tính “sống còn”, thì việc đào tạo định hướng nghề nghiệp là một hướng phát triển sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh có giá trị cho các nhà trường.Tuy nhiên, để nhân rộng các chương trình đào tạo POHE, lãnh đạo các trường đại học ngoài công lập còn mong đợi hành lang pháp lý rõ ràng hơn và cần có sự thay đổi nhận thức, tâm lý của bản thân mỗi nhà trường và của toàn xã hội.