GD đại học VN đang cần một cơ chế có thể tạo ra động lực của toàn hệ thống, phải tạo ra đòi hỏi tự thân của từng trường, không ngừng cách tân, sáng tạo và tự hoàn thiện. Cơ chế đó phải tạo ra sự cạnh tranh, tạo ra điều kiện và năng lực tự chủ của các trường, tạo ra sự thu hút nhiều nguồn lực xã hội làm GD, tạo ra môi trường liên kết hội nhập quốc tế rộng rãi và phổ biến. Hiện nay ta vẫn còn một tâm lý quản lý muốn có một cục diện thật trật tự theo sự sắp xếp điều khiển của mình dù là trì trệ, thiếu tốc độ phát triển; vẫn có xu thế muốn tập quyền, rất do dự phân quyền cho dù ở mức thấp, vẫn có tâm lý không tin tưởng ở ý thức trách nhiệm của cấp dưới, chưa kể là có người còn muốn giữ quyền tập trung để duy trì cơ chế “xin-cho”.
Cần phải tạo một hành lang pháp luật đủ rộng để các trường được tự chủ sáng tạo trong hành lang đó, cần phải có mô hình và cơ chế quản lý đại học cần thay đổi. Các trường nên được tự chủ về tài chính, về lao động và tiền lương, về nội dung chương trình, về cấp học, ngành học và sự liên thông, về hợp tác quốc tế, về tuyển sinh, về học phí. ĐH FPT đã có công tạo sự đột phá trong cơ chế tự chủ.
mô hình và cơ chế quản lý đại học cần thay đổi

Về sở hữu trong GD, tại cuộc họp thông qua đề án xây dựng trường ĐH Khoa học công nghệ thuộc Viện Khoa học VN, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói: “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho trường này huy động vốn”. Phải chăng đây là sự lóng lánh thấy được qua khe của một chiếc xuyền vàng còn đựng trong hộp? Tư duy đó không phải là mới mà quan trọng là nó có ở người đang điều khiển hệ thống. Nếu trường công được huy động vốn (đương nhiên đây không phải là vốn ngân sách của nhà nước) thì đó là sự thừa nhận tính đa sở hữu của trường, là chấp nhận sự chuyển dịch trường công gần về phía trường tư. Nếu vậy, và sẽ rất hợp lý, là sẽ hình thành một phổ các trường xét về mặt sở hữu: trường 100% vốn nhà nước, trường có sở hữu đan xen, trường 100% vốn tư nhân, trường 100% vốn nước ngoài. Sự đan xen sở hữu trong các trường sẽ khai thác thế mạnh của từng loại sở hữu, giúp cho quá trình kiểm soát các nguồn vốn được chặt chẽ hơn và khuyến khích sử dụng có hiệu quả.
TS. lê trường tùng - hiệu trưởng trường làm bằng đại học tại tphcm:
Chúng ta đang đứng trước thách thức của việc chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức với hai sự cạnh tranh lớn là cạnh tranh tri thức và cạnh tranh dịch vụ. Đào tạo nguồn nhân lực ở ta chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức, cả về số lượng và chất lượng.
Cương lĩnh đào tạo của ĐH FPT là nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho nền kinh tế tri thức đó, vừa tăng tốc về số lượng đào tạo (hiện nay là 2000 SV), phấn đấu đến 2008 là 8000, 2010 là 15000 và 2015 là 60.000 SV. Với quy trình đào tạo 10 học kỳ đan xen 1 năm đi làm ở quãng giữa đã giúp SV có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Trong một thời gian rất ngắn hoạt động, chúng tôi rất băn khoăn khi nhận ra một số vấn đề bất cập trong quản lý ĐH của ta như sau:
Về chỉ tiêu tuyển sinh, nên căn cứ vào tỉ lệ SV/GV hay số SV tối đa trong một lớp?
Về quản lý hiệu quả đầu tư thì nên là tiền kiểm hay hậu kiểm?
Về tuyển sinh nên kiểm tra thành tích quá khứ hay kiểm tra tố chất trong tương lai? Bên cạnh 3 chung thì có bao nhiêu riêng?

Trong tư duy quản lý làm bằng đại học 2014, chúng tôi cũng thấy có bất cập. Chúng ta đang mở cửa cho nước ngoài đầu tư GD nhưng lại đóng cửa với các trường VN. Việc quản lý trường công cũng khác với trường tư và chưa hề có sự bình đẳng mặc dù luật quy định như vậy. Tư duy lộ trình cũng có vấn đề cần xem lại, nên vừa chạy vừa xếp hàng hay cứ chậm nhưng mà chắc? Làm gì để nhanh chóng thu hẹp khong cách giữa VN và quốc tế trong GD? Nên đặt niềm tin kết hợp kỷ cương hay cầm tay chỉ việc? Việc chuyển đổi bán công nên sang công lập hay sang tư thục? Đó là những câu hỏi về quản lý mà thực tiễn GD đang đòi câu trả lời.