Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013 đang đến gần, việc quyết định lựa chọn một ngành đào tạo nào là một bài toán khá “đau đầu” đối với nhiều bậc phụ huynh và học sinh.

Đặc biệt trong bối cảnh Bộ GDĐT đang tăng cường kiểm soát, hạn chế những cơ sở đào tạo không đủ năng lực hay những ngành đào tạo đã bão hòa.

Để có cái nhìn phong phú, toàn diện về xu hướng phát triển và nhu cầu của xã hội đối với việc đưa một số ngành, lĩnh vực mới vào đào tạo trong thời gian tới, Bản tin PTIT xin giới thiệu cùng quý bạn đọc một vài chia sẻ về vấn đề này của những chuyên gia, giảng viên giàu kinh nghiệm của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Nhận lam bang dai hoc tại tphcm
Multimedia, ngành thiết yếu trong kỷ nguyên số 
Với quan điểm cho rằng Multimedia sẽ là một ngành căn bản của kỷ nguyên số, ông Cao Minh Thắng, Phó viện trưởng viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông nhận định:
Hiện nay, trong bối cảnh một số ngành nghề đang bão hòa về lực lượng lao động, kéo theo nguồn cung từ lĩnh vực đào tạo đối với ngành nghề đó cũng thay đổi. Bên cạnh đó, mô hình đào tạo ở nước ta hiện nay đang theo hướng chuyên sâu và tập trung theo chuyên ngành dọc. Do đó, nhân lực đào tạo trong các ngành chỉ có kiến thức chuyên sâu về ngành đó và thiếu khả năng liên kết kiến thức đa ngành. Trong khi đó xã hội hiện đại cần có những sản phẩm dịch vụ có tính hội tụ cao, đó là những sản phẩm đa phương tiện. Đây là vùng “lõm” trong cấu trúc các ngành đào tạo của nước ta. Vì vậy việc tìm, đưa vào đào tạo một ngành mới hội đủ các điều kiện cần cho nhu cầu xã hội, bù đắp sự thiếu hụt trong hệ thống ngành nghề là nhu cầu thật sự cấp thiết. Ngành Công nghệ đa phương tiện (Multimedia) chính là một ngành như vậy.

Làm bằng đại học giá cả thế nào?
Tại Việt Nam đã có một số ít đơn vị đào tạo đã bắt đầu đưa ngành học này vào giảng dạy, tuy nhiên mới chỉ dừng  lại ở hình thức đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ. Trong khi đó, tại nhiều nước trên thế giới ngành Multimedia đã phát triển rất rực rỡ.
Với lợi thế là một trường đại học chủ lực của ngành thông tin và truyền thông và quan hệ đào tạo liên kết với nhiều trường đại học lớn trong các lĩnh vực, Học viện Công nghệ BCVT đã thành công với ngành học mới khi là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam mở ngành Multimedia.  Năm 2012 là năm học thứ 2 Học viện tuyển sinh ngành Multimedia và số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào ngành này đã tăng gấp 3 lần so với năm đầu tiên.
Với mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, nên chương trình đào tạo ngành Multimedia được Học viện thiết kế với 3 nhóm chuyên ngành: về Truyền hình, về Thiết kế đồ họa và Phát triển dịch vụ và ứng dụng đa phương tiện trên mạng truyền thông. Với các lĩnh vực đào tạo này, sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc trong nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp ngành dọc khác nhau (công nghệ thông tin viễn thông, giải trí, điện ảnh, truyền hình, thiết kế công nghiệp, quảng cáo…), ở nhiều vị trí khác nhau (giám đốc sản xuất, gám đốc sáng tạo, đạo diễn…) và cũng có thể làm ra các sản phẩm đa phương tiện khác nhau (game, web, quảng cáo, phim ảnh, đồ họa 2D/3D…).


Tiến sỹ Hoàng Xuân Dậu
An toàn thông tin nhu cầu thiết yêu của xã hội  
Là người được giao nhiệm vụ tham gia xây dựng đề án mở ngành ATTT của Học viện, Tiến sỹ TS Hoàng Xuân Dậu chia sẻ: Từ 2006 tôi đã theo đuổi nghiên cứu lĩnh vực An toàn thông tin và làm Tiến sỹ ở Australia cũng về chuyên ngành này. Do đó khi Học viện được lựa chọn là 1 trong 5 trường đại học của Việt Nam tham gia đào tạo nhân lực ATTT cho các cơ quan của nhà nước, xã hội thì mình nghĩ đây là điều kiện thuận lợi để Học viện phát huy thế mạnh của mình đóng góp cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ICT của đất nước.
Nói về đào tạo lĩnh vực ATTT thì có thể thấy trong khi nước ta chưa có một trường đại học nào thực hiện thì trên thế giới ngành này đã được quan tâm phát triển khá mạnh và đến bây giờ thế giới vẫn đánh giá cao vai trò của ATTT chính vì thế ATTT luôn là lĩnh vực “nóng” cần đầu tư phát triển mạnh mẽ.

Làm bằng đại học có thực sự cần thiết?

Như chúng ta đã biết, hiện tại và trong tương lai, tất cả các giao dịch, hoạt động của xã hội đều diễn ra trên mạng, do đó yếu tố bảo mật thông tin là vô cùng quan trọng. ATTTT là một mắt xích liên kết hai yếu tố: công nghệ và con người, trong khi lâu nay, khi triển khai hệ thống CNTT, doanh nghiệp thường quan tâm đến các yếu tố công nghệ mà ít quan tâm đến yếu tố thông tin. Do đó thực trạng nhiều trang website của các doanh nghiệp, thậm chí cổng thông tin của cơ quan chính phủ của nhiều quốc gia đã bị tấn công, gây tổn hại lớn cả về uy tín và tiền bạc. Ở nước ta trong một 2 năm gần đây tình trạng này đã xảy ra, và nguy cơ của nó thì tiềm ẩn khôn lường, do đó chủ trương của Chính phủ về việc lựa chọn một số đơn vị đào tạo có uy tín để đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin là một hướng đi đúng đắn, kịp thời. Chính vì vậy, đây sẽ là một hướng đi mới rộng mở cho các bạn trẻ, cho những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong tương lai.


Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến - Viện Kinh tế Bưu điện
Nhân lực Marketting vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển
Theo chuyên gia Nguyễn Thị Hoàng Yến Viện Kinh tế Bưu điện thì trong thời gian qua, do những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, giải thể đang tăng lên. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một nguyên nhân căn bản đó là năng lực Marketing của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Marketing trong doanh nghiệp là một công cụ rất quan trọng, chính nó thực hiện kết nối doanh nghiệp với thị trường, gìn giữ sự tồn tại của thương hiệu trên thị trường. Chính vì vậy, nhiều kết quả khảo sát mới đây đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh các ngành đào tạo khác không có xu hướng tuyển dụng hoặc giảm xu hướng tuyển dụng thì nhu cầu về Marketing vẫn cao. Marketing ở đây không chỉ là bán hàng mà bao gồm nhiều nội dung, kỹ năng phong phú như: nghiên cứu chiến lược thị trường, phân tích thông tin về thị trường, thiết lập chiến lược, Marketing truyền thông thương hiệu…
Marketing một môn rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, tuy nó không phải là môn học quá mới với thế giới nhưng ở nước ta số trường đào tạo về lĩnh vực này một cách chuyên sâu thì không nhiều mà chủ yếu đào tạo theo hình thức là một chuyên ngành nhỏ trong một ngành.
Tôi nghĩ với 2 chuyên ngành trong ngành chính là Marketing tổng hợp và truyền thông Marketing trong ngành đào tạo Marketing mà Học viện sẽ triển khai trong thời gian tới sẽ phát huy được thế mạnh của Học viện là một đơn vị đào tạo gắn kết nghiên cứu, đào tạo và mạng lưới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và lợi thế là một trường trong ngành thông tin, truyền thông.


Sv Hoàng Thị Liên - Lớp D11PT1
Phải chia sẻ thật rằng sau năm học đầu tiên, không chỉ là cảm nhận về sự thích thú ngành đào tạo này mà mình cảm nhận rõ ràng cơ hội nghề nghiệp luôn mở rộng với những sinh viên multimedia, bởi trong xã hội hiện đại, sự hiện diện của những sản phẩm Multimedia ở khắp mọi nơi từ thiết kế của một trang báo, website, chương trình truyền hình, sáng tạo nhiếp ảnh, tổ chức sự kiện truyền thông, các dịch vụ giá trị gia tăng trên internet… tất cả đều có bóng dáng của Multimedia



SV Bùi Thanh Hồng Lớp - D11PT1
18 tuổi, đứng trước sự lựa chọn ngành học quyết định tương lai của chính mình, mỗi người lại có 1 suy nghĩ, 1 bước đi riêng. Vào thời điểm ấy, mình đã quyết định sẽ trở thành 1 kỹ sư ngành Viễn thông, nhưng cũng có thể gọi là may mắn cho mình, khi gia đình đã tạo điều kiện giúp mình tìm hiểu rõ về ngành học mới – Multimedia. Mình đã quyết định “rẽ” sang con đường mới so với suy nghĩ đầu tiên của bản thân: theo học Multimedia – ngành học có quá nhiều mới lạ và là thử thách tính sáng tạo, lòng đam mê của mỗi người.